Bệnh thấp khớp là gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?


Bệnh thấp khớp ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 60. Bệnh gây đau nhức, cứng khớp, đau nặng hơn khi thời tiết trở lạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Vậy thấp khớp cấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bệnh thấp khớp nên ăn gì? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Thấp khớp là bệnh gì?

Thấp khớp là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ bắp, xương, khớp và đôi khi được coi là bệnh viêm thấp khớp.



Phần lớn, người ta dùng từ “thấp khớp” để đề cập đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số quốc gia dùng từ “thấp khớp” để miêu tả hội chứng đau cơ xơ hóa. Thấp khớp có 2 dạng:
  • Thấp khớp liên quan tới khớp: những tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, Gút, viêm đốt sống, v.v.;
  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp.

Dấu hiệu triệu chứng bệnh thấp khớp

Những biểu hiện của bệnh thường gặp gồm:

  • Cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi hoạt động. Có thể kéo dài 1 – 2 tiếng, thậm chí cả ngày.
  • Khớp bị yếu, sưng nóng.
  • Người mệt mỏi, giảm cân và sốt
  • Biến dạng khớp, thường xảy ra do không phát hiện và điều trị bệnh thấp khớp sớm.
  • Ban đầu thường ảnh hưởng các khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lây lan đến khớp khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân. Hầu hết xảy ra đối xứng cả hai bên cơ thể.
  • Bệnh thấp khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: mắt, da, tim, phổi, thận, mô thần kinh…

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp khớp?

Tuổi già hoặc các tình trạng sức khỏe khác, đặc biệt là nhiễm trùng cấu trúc cơ xương có thể gây ra thấp khớp và dẫn đến viêm dày màng hoạt dịch, gây phá hủy sụn và xương trong khớp. Bệnh cũng làm yếu và kéo căng gân cũng như dây chằng nối các khớp, làm cho các khớp biến dạng dần dần.

Hiện các, bác sĩ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, mặc dù bệnh có thể liên quan đến các yếu tố gen. Gen không thực sự gây ra thấp khớp, nhưng có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn bởi các yếu tố môi trường như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh thấp khớp có thể gây những biến chứng nguy hiểm sau:
  • Nang dạng thấp
  • Loãng xương
  • Nhiễm trùng
  • Biến dạng khớp
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Khô mắt và miêng (hội chứng Sjogren)
  • Bệnh tim mạch, bệnh phổi
  • Ung thư hạch bạch huyết

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh. Người bị thấp khớp nên bổ sung các thực phẩm sau:


  • Cà rốt, bơ, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu, giá đỗ, vừng lạc, hạt mè… có chứa nhiều vitamin A, E. Những thực phẩm này giúp chống oxy hóa và bảo vệ đầu xương, bao khớp hiệu quả.
  • Bổ sung mộc nhĩ, nấm đông cô có tác dụng giảm đau không thua gì các loại thuốc aspirin, paracetamol.
  • Các thực phẩm giàu axit béo omega3 như cá hồi, cá trích, cá thu… giúp kháng viêm, giảm đau và loại bỏ cứng khớp do bệnh thấp khớp hiệu quả.
  • Bổ sung các loại trái cây như chanh, dứa, bưởi, đu đủ… vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cung cấp men kháng viêm, vitamin C rất tốt cho cơ thể.
Hi vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho những người bị bệnh thấp khớp có chế độ ăn uống khoa học giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.



Đăng nhận xét

My Instagram

Made with by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates