Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả an toàn cho từng loại da


Rất nhiều người Việt vẫn chưa có thói quen sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết công dụng mà loại sản phẩm này mang đến cho làn da và sức khỏe, chắc chắn không ai bỏ qua bước chống nắng mỗi ngày.

 1. Tia UV là gì? Tia UV có ảnh hưởng gì tới làn da?

Tia tử ngoại UV hay còn gọi là tia cực tím vốn được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư da. Tuy nhiên, nó không hề chỉ có tác dụng xấu. Nếu trước 7h sáng, tia tử ngoại giúp bổ sung vitamin D cho xương và da. Sau 7h sáng, khi cường độ hoạt động của các tia UV tăng dần và gây tác dụng xấu đối với da: nám, sạm, tàn nhàng, cháy nắng... và nguy hiểm hơn là ung thư da.

UVA: Được biết đến là loại tia cực tím có khả năng đi xuyên qua kính cũng như nhiều lớp vải, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng lão hóa da sớm như: tàn nhang, nám, sạm...

UVB: Với bước sóng ngắn, được tần khí ozone chăn lại 1 phần nhưng vẫn lọt qua và gây hại cho da. Tia UVB tác động tới biểu bì gây cháy nắng, đen sạm, thậm chí là ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ khoảng 10h sáng tới 14h chiều. Nó không có khả năng xuyên qua kính nhưng phản xạ qua mặt nước và kính. Hoạt động mạnh nhất vào mùa hè.

2. Kem chống nắng có tác dụng gì?

- Ngăn ngừa lão hóa

Nghiên cứu đã chứng minh, kem chống nắng với SPF15 trở lên có khả năng lọc tia UVA đồng thời ngăn cản tới 93% tia UVB. Chính vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên giúp giảm nguy cơ nám, sạm da, da đồi mồi và ngăn ngừa hình thành các nếp nhăn, nguy cơ lão hóa sớm.

- Ngăn ngừa ung thư da

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Công nghệ Queensland về tác động của kem chống nắng đối với việc ngăn ngừa bệnh ung thư da đã khẳng định: Kem chống nắng có khả năng bảo vệ một loại gen có tên gọi P53 - Loại gen chống lại ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào sừng và ung thư tế bào hắc sắc tố. 

 Bởi vậy, nếu không có sự bảo vệ của kem chống nắng khi da liên tục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các gen P53 nói trên sẽ bị biến đổi có thể tạo điều kiện cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.

3. Có những loại kem chống nắng nào?

Kem chống nắng hiện được chia làm 2 loại là: Kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học

- Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý khi bôi lên da thì nó sẽ tạo thành một lớp bảo vệ trên da khỏi các tia UVA, UVB bằng cách phản xạ, khuếch tán. Da giống như đeo 1 lớp màng bảo vệ, khi các tia nắng chiếu vào lập tức bị bắn ngược lại chứ không thể chạm trực tiếp vào da bạn được nữa.

Nhưng cũng vì đặc trưng bảo vệ trên bề mặt da này mà kem chống nắng vật lý có tỷ lệ kích ứng thấp hơn nhiều so với kem chống nắng hoá học.

- Kem chống nắng hóa học

Không giống như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học khi bôi lên da sẽ thấm vào da và bảo vệ da của chúng ta bằng cách hấp thụ các tia UV, phân giải chúng trước khi chúng có thể làm hại da.

Kem chống nắng hoá học sẽ không để lại các vệt trắng, hoặc dầu trên da. Nên bôi kem trước 20 – 30 phút rồi mới cho da tiếp xúc với ánh nắng.



4. Cách chọn kem chống nắng phù hợp



- Quan tâm tới chỉ số SPF

SPF là địa diện cho thời gian trung bình làn da được kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UVB – Nguyên nhân gây ra cháy nắng da và góp phần gây ung thư da.

Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc 1 loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút.

 Nếu làm việc văn phòng, ít tiếp xúc với ánh nắng nên chọn loại kem có SPF30. Nếu bạn đi biển, hay công việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên chọn loại kem có chỉ số SPF cao hơn.

- Đừng quên chỉ số PA

Chỉ số PA chứng tỏ khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA – một tác nhân làm ung thư da khác mà ít người để ý. Bạn nên chọn kem chống nắng có PA+++ để da được bảo vệ tốt nhất. 

- Chọn theo loại da

Da dầu, nhạy cảm nên chọn kem chống nắng dạn gel và tránh xa loại kem chống nắng có thành phần chứa mineral oil

Dạ mụn nên chọn kem chống nắng có chứa oxit kẽm hoặc titanium dioxide sẽ tốt hơn, tránh các thành phần như PABA, benzophenone và avobenzone

Và nếu là da khô, bạn nên sử dụng sản phẩm dạng kem, đặc biệt là loại có thành phần hydrating như glycerin hay lô hội (aloe).

- Bôi bao nhiêu là đủ?

Nếu bôi quá nhiều, da sẽ bóng nhờn, bít lỗ chân lông song bôi quá ít lại không đủ lượng để bảo vệ làn da. Hãy nhớ 2 nguyên tắc sau để giúp bôi kem chống nắng vừa phải: Bạn cần ¼ thìa canh, tương đương 1 g hoặc 1 đồng xu kem chống nắng cho mặt. Với người, bạn cần gấp 4 lần lượng cho mặt.

- Thời gian bôi

Kem chống nắng cần thời gian tối thiểu là 20 phút để hoạt động tốt nhất, do đó lời khuyên cho bạn là nên bôi ít nhất 20 phút rồi hẵng ra đường. Dù về lý thuyết là kem chống nắng vật lý có thể bôi và ra ngoài ngay, nhưng dành vài phút trong nhà vẫn là điều cần thiết để kem thẩm thấu và bảo vệ da bạn hiệu quả hơn.

Ngoài ra, để bảo vệ da hiệu quả cả ngày, hãy luôn đem theo kem chống nắng và bôi lại sau mỗi 1-2 tiếng bạn nhé!





Đăng nhận xét

My Instagram

Made with by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates